Không biết là do vô tình hay cố ý nhưng nguyên tắc đặt dấu câu đơn giản mà sai thì sau này khó sửa và hơn nữa làm cho trẻ em học theo thì đúng là tai hại. Nên sau đây mình xin điểm lại 1 vài quy tắc dấu câu mà mình thấy nhiều người hay mắc lỗi và cách sửa lại chúng.
DÙNG DẤU KẾT THÚC CÂU: dấu chấm (.), hỏi chấm (?), chấm than (!), ba chấm (...)
Các loại dấu này theo quy tắc phải DÍNH LIỀN chữ cuối cùng của câu.
Ví dụ:
DẤU NGOẶC KÉP
Các dấu ngoặc kép ('' '') theo quy tắc phải DÍNH LIỀN phần văn bản mà nó bao bọc.
Ví dụ:
Cách viết sai:
Mẹ vừa về, Bống òa lên khóc: " Mẹ ơi chị hai đánh con "
Cách viết đúng:
Mẹ vừa về, Bống òa lên khóc: "Mẹ ơi chị hai đánh con"
ĐẶT DẤU TÙY TIỆN
Nhiều người hay đặt dấu tùy tiện, chưa hết ý đã ngắt câu một cách rất vô lý. Trong trường hợp này, cần xác định đủ chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ và bối cảnh của câu văn xem đã đủ và phù hợp chưa mới được ngắt câu.
Ví dụ:
– Cách viết sai: Chiếc cặp của nó. Có hình chữ nhật vuông vắn.
– Cách viết đúng: Chiếc cặp của nó có hình chữ nhật vuông vắn.
DÙNG 1 DẤU CÁCH GIỮA 2 TỪ
Ví dụ:
– Cách viết sai: Con về nhà đi.
– Cách viết đúng: Con về nhà đi.
SỬ DỤNG DẤU GẠCH NGANG VÀ DẤU GẠCH NỐI
Giữa các dấu gạch ngang dùng để chú thích trong câu cần có khoảng trống.
Ví dụ:
– Cách viết sai: Hà Nội–Thủ đô của nước Việt Nam.
– Cách viết đúng: Hà Nội – Thủ đô của nước Việt Nam.
Ngoài ra, dấu gạch ngang (–) khác với dấu gạch nối (-), bởi dấu gạch nối dùng để nối các từ ghép gốc nước ngoài và giữa chúng cũng phải có khoảng trống.
Ví dụ:
– Cách viết sai: Mát - xcơ - va là thủ đô của nước Nga.
– Cách viết đúng: Mát-xcơ-va là thủ đô của nước Nga.
Bình luận
May có bài viết nè, bình thường mình gõ dấu mà sai tùm lum
Phải đập bài này vào mặt mấy đứa hay đặt sai dấu mới được
Bài viết quá hay đáng học hỏi
nhiều thứ mình còn chưa biết
trước giờ toàn dùng sai @@