Tôi dám cá rằng ông nào ở đây cũng đã từng có cảm giác, lúc đi chơi xa hoặc đến 1 nơi nào đó là lạ đều cảm thấy quãng đường lúc đi thì dài dằng dặc, còn lúc về thì vèo phát là đến nơi.
Chính tôi cũng vậy, thế nên mấy nay tôi đã tìm hiểu về điều này và lên đây nói cho mọi người nghe.
Thực ra đây không phải là cảm giác chỉ mỗi cá nhân các ông cảm nhận được đâu, hiện tượng này được khoa học gọi là “hiệu ứng chuyến đi trở lại”. Ban đầu các nhà khoa học cho rằng, hiện tượng này bắt nguồn từ sự quen thuộc. Vì chúng ta đã từng đi trên quãng đường ấy, nhận thức được mọi vật ở xung quanh nên sẽ khiến cho chúng ta không bị chú ý đến việc thời gian trôi đi.
Nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã nhận ra, gốc rễ của nó là nằm ở cách cơ thể chúng ta đo lường và trải nghiệm thời gian.
Đo lường và trải nghiệm thời gian ở đây chính là cách mà chúng ta đánh giá thời gian dựa vào trí nhớ. Trong suốt chuyến đi, đặc biệt là đến những vùng đất lạ, bạn thường sẽ không nhận ra thời gian trôi qua như thế nào, vì bạn bận phải "làm quen" với cảnh vật và tìm đường. Nhưng một khi chuyến đi kết thúc thì có vẻ chuyến trở về sẽ ngắn hơn chuyến còn lại.
Ngoài ra, khi rời khỏi nhà, chúng ta thường có kế hoạch về thời gian cho điểm đến. Khi thời gian đã được xác định, chúng ta sẽ chú ý và để tâm đến nó nhiều hơn. Nôm na dễ hiểu nhất mọi người có thể liên tưởng đến cảnh chúng ta đợi đèn đỏ giao thông. 90 giây tưởng chừng như 9 năm cuộc đời vậy =))))))).
“Hiệu ứng chuyến đi trở lại” cũng chịu ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần lạc quan của chúng ta.
Khi chúng ta bắt đầu một chuyến đi với sự hào hứng, mong đợi được đến một địa điểm nào đó, nó sẽ tạo ra cảm giác như chúng ta đang mất quá nhiều thời gian để đến đó. Vì vậy, khi chúng ta trở về nhà, chúng ta cũng sẽ nghĩ rằng phải mất ngần ấy thời gian mới về được đến nơi. Nhưng lúc này, trạng thái tinh thần của chúng ta không hào hứng như lúc đi nữa nên chặng đường về sẽ cảm giác nhanh hơn lúc đi.
“Hiệu ứng chuyến đi trở lại” cũng xảy ra khi chúng ta xem video. Các nhà khoa học đã tiến hành phát 2 đoạn video có thời lượng bằng nhau, 1 chặng lúc đi, 1 chặng lúc về, cùng trên 1 con đường. Nhưng người xem vẫn cảm nhận được quãng đường lúc đi dài hơn lúc về.
Điều này cũng lý giải cho việc tại sao mấy ông có người yêu chở gấu về vèo phát là đến nhà người yêu, chỉ ước chặng đường dài thêm 2000km nữa =)))) Đấy là tôi nói vậy, chứ tôi chưa yêu ai bao giờ nên cũng không biết.
Bình luận
gốc rễ của nó là nằm ở cách cơ thể chúng ta đo lường và trải nghiệm thời gian mà thôi
mình cũng cảm thấy thế luôn ahahha
Điều này cũng lý giải cho việc tại sao mấy ông có nyêu chở gấu về vèo phát là đến nhà, chỉ ước chặng đường dài thêm 2000km nữa =))) hâha
Các nhà khoa học đã tiến hành phát 2 đoạn video có thời lượng bằng nhau, 1 chặng lúc đi, 1 chặng lúc về, cùng trên 1 con đường. Nhưng người xem vẫn cảm nhận được quãng đường lúc đi dài hơn lúc về đóo
uầy mình tưởng mỗi mình cảm thấy như vậy thôi chứ