Bởi vì căn bản là không có tập thể, không có tập thể như trong tưởng tượng của chúng ta. Không có tập thể thì làm sao phải bỏ công sức ra?
Lúc học cấp 3 chúng ta đều học trong 1 lớp cố định, mọi người đều “hòa thuận” tiếp xúc với nhau. Mỗi ngày cùng nhau đi học, cùng nhau về nhà, những người có quan hệ tốt thì cùng nhau chơi. Sự liên hệ giữa mọi người với nhau rất thân mật, cảm giác rất gần gũi. Đồng thời ngầm thừa nhận đối phương là 1 phần trong “nhóm” của mình. Đây là tập thể.
Hơn nữa nhiều việc khi còn học ở cấp 3 luôn thống nhất, trực nhật cũng thống nhất, không làm sẽ bị trừ điểm, làm không sạch cũng bị trừ điểm. Những gì chúng ta bỏ ra đều có 1 đối tượng chính xác , vì lợi ích của bản thân và những người khác. Nếu trực nhật không đến nơi đến chốn bị trừ điểm thì sẽ bị chủ nhiệm mời đi uống trà.
Còn với đại học, đều là chế độ chọn môn, khái niệm lớp căn bản là không có. Có những người học 1 năm thậm chí còn không biết tên của bạn học cùng lớp. Ai làm việc người đấy, anh làm của anh, tôi chơi của tôi. Ngoài thời gian lên lớp, căn bản không hề giao tiếp với nhau. Điều này dẫn đến mọi người sẽ cho rằng mình là “trung tâm”, lúc tâm trạng tốt thì có thể nhân tiện nghĩ đến người khác 1 chút. Tôi chỉ làm tốt việc của bản thân, những việc khác chẳng liên quan gì đến tôi cả. Quan hệ với cậu cũng chả phải thân thiết gì, dù gì chuyện nhỏ này cậu cũng chả tính toàn làm gì, cùng lắm thì chửi thầm tôi vào câu, tôi cũng không đau không nhột. Dọn dẹp vệ sinh không làm cũng sẽ không bị trừ điểm, đối với bản thân chẳng có hại gì cả.
Không có thưởng phạt, nhận thức giác ngộ của con người ta cũng không cao như bạn nghĩ đâu, bắt buộc phải có một mục đích gì đó để bỏ công sức ra. Không có quy tắc hạn chế hoặc quy tắc chỉ là làm cho lệ, bản chất của lòng tham và lợi ích cá nhân sẽ lộ ra.
Lên đại học bỏ công sức ra, hồi đáp bằng 0, thậm chí một chút tâm lý thoải mái cũng không có. Bản thân dọn dẹp ký túc, bạn cùng phòng chân cũng không muốn động, ăn uống xong rác đều thuận tay vứt cái bép. Nghĩ thôi cũng thấy máu dồn lên não. 1 hai lần còn được, nhưng như vậy mãi ai sẽ làm cái con lừa ngốc kia, ngày nào cũng phải làm việc.
Không tôn trọng cá nhân thì lấy đâu ra tập thể.
Hãy hỏi 1 câu hỏi đơn giản. Một câu đơn giản đến mức mà tất cả mọi người trong phòng đều biết câu trả lời. Sẽ có những người hét to lên để chứng tỏ họ biết câu trả lời và để cho bạn cùng những người khác nghe thấy câu trả lời của họ. Đây không phải là những người những bạn đang tìm kiếm.
Trong sự hỗn loạn của những âm thanh như thế này ngoài những người cố gắng chứng tỏ bản thân thì sẽ có những người ngồi im lặng, có thể là đang mỉm cười (nhìn vào sự cố gắng “tuyệt vọng” của những người khác). Họ cũng chính là những người thông minh nhất trong căn phòng mà bạn đang tìm.
Người thông minh sẽ không trả lời những câu hỏi khi một câu hỏi được “ném” vào trong 1 nhóm hoặc 1 câu hỏi dễ mà tất cả mọi người đều biết câu trả lời. Người thông minh đủ thông minh để biết rằng câu trả lời đó sẽ không làm cho họ trở nên “vô song”. Họ sẽ trả lời những câu hỏi đòi hỏi sự tư duy phân tích và phê phán thay vì chỉ nhắc lại và ghi nhớ. Bằng cách này, họ có thể nhận được sự chú ý của cả một nhóm người.
Hi vọng thủ thuật này sẽ hoạt động đối với bạn.
1, Lúc sinh ra gia đình rất hạnh phúc, bị người nhà bảo vệ quá mức, môi trường trưởng thành rất “sạch”, từ nhỏ ít khi thấy những mặt tối tăm của xã hội, những việc tự bản thân trải qua không nhiều, không thể khiến cho bản thân tự suy xét nhiều sự việc.
2. Trải đời còn quá ít, những nhận thức đối với thế giới và xã hội đa phần là được những người bên cạnh chỉ cho, kinh nghiệm và suy đoán của bản thân đối với quy luật vận hành của sự việc, không biết gì về những quy tắc nhân tình thế sự trong xã hội.
3. Kiến thức không nhiều, ít đọc sách, không thể hình thành được tam quan cho bản thân và cái khung để xử lý công việc cũng như đối nhân xử thế.
4. Không đủ nhạy cảm với môi trường xung quanh, thiếu sự quan sát, không thích suy nghĩ, tư duy cứng nhắc.
5. Về bản chất thì chỉ có 1 chữ: lười, lười bước ra khỏi vùng thoải mái của bản thân để đi trải nghiệm, học tập những điều mới, đối với tất cả mọi thứ đều làm 1 cách qua loa, không có tâm, luôn cho rằng đây là 1 việc vặt, cái này không có tác dụng, sợ cái nọ cái kia, việc làm không xong thì đi đổ lỗi, oán trời trách người.
6. Giao tiếp rất hẹp, chỉ tiếp cận với những người mình thích. Khi cảm thấy không thích hợp với bản thân đầu tiên là sẽ có cái nhìn phiến diện và sau đó là nếu trốn tránh được thì sẽ trốn tránh. Hẹp hòi đóng kín bản thân, không chủ động giao tiếp với người khác.
7. Thiếu một vài năng lực cơ bản quan trọng, ví dụ như thiếu năng lực nhận biết người khác, khả năng giao tiếp, năng lực xử lý những sự việc và quan hệ phức tạp vân vân. Và những việc này không thể lúc sinh ra đã có sẵn, cần phải nỗ lực đi học hỏi, trải nghiệm, trong cuộc sống hàng ngày cũng phải luyện tập rồi dần dần mới lắng xuống. Những kinh nghiệm của tôi bảo tôi rằng, đừng lười biếng, những điều này chính là những môn học bắt buộc trong cuộc đời. Nếu bây giờ bạn không chịu học hành thì sau này thế giới bên ngoài cũng ép buộc bạn phải học thôi. Nhưng sự khác nhau giữa sự chủ động và bị động rất lớn. Sự bị động sẽ khiến cho cái giá mà bạn bỏ ra rất đắt và rất thảm đấy.